Chiều sâu chôn móng tối thiểu cho nhà ở là bao nhiêu?

5/5 - (1 bình chọn)

Muốn có một ngôi nhà kiên cố, chắc chắn và sử dụng an toàn. Thì cần phải có móng tốt, đạt tiêu chuẩn. Vậy bạn đã biết chiều sâu chôn móng tối thiểu cho nhà ở là bao nhiêu chưa? Nếu chưa thì nhớ theo dõi những thông tin ngay dưới đây nhé!

Tùy thuộc vào địa hình, mẫu nhà mà gia chủ chọn là bao nhiêu tầng. Sẽ cần chôn móng với những chiều cao khác nhau. Ngoài ra, cũng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn móng thích hợp. Cụ thể những kinh nghiệm chọn móng, tư vấn tính toán sẽ được chúng tôi cung cấp ngay sau đây.

Thế nào là chiều sâu chôn móng? Các loại móng hiện nay là gì?

Trước hết, cần hiểu rằng móng công trình có thể được hiểu. Là một bộ phận kết cấu bên dưới công trình nhà ở. Bộ phận này liên kết với kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường,… Nhiệm vụ của móng là tiếp nhận tải trọng từ công trình. Và truyền tải xuống để phân tán đều xuống nền.

Từ đó có thể hiểu, chiều sâu chôn móng. Là khoảng cách h từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên. Ngoài ra, mặt đáy móng là mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền. Là mặt phẳng và nằm ngang (không có độ dốc).

Có 2 loại móng nhà chính được phân loại dựa vào chiều sâu chôn móng là móng nông và móng sâu. Cụ thể:

Móng nông

Là các loại móng được thi công trên hố đào trần, sau đó lấp lại. Độ sâu móng này không lớn, chỉ thường dao động từ 1,5m – 3m là chiều sâu chôn móng tối thiểu. Ngoại lệ, có những trường hợp có thể từ 5m – 6m.

Một số loại móng nông thường gặp như. Móng đơn (móng chân vịt, đúng tâm, lệch tâm, tính toán móng đơn lệch tâm hay móng lệch tâm nhà phố). Móng bè, móng băng (móng băng dưới tường, móng băng dưới cột. Móng băng một phương hay móng băng giao thoa).

chieu sau chon mong toi thieu mong nong - Chiều sâu chôn móng tối thiểu cho nhà ở là bao nhiêu?

Thực tế, để phân biệt móng đơn khá đơn giản. Các bạn có thể căn cứ theo tỷ lệ giữa độ chôn móng và bề rộng móng (h/b). Song để được chính xác nhất, các bạn nên căn cứ vào phương diện làm việc của đất nền. Để tính được chiều sâu chôn móng. Nếu tải trọng không tính ma sát hông của đất ở xung quanh với móng. Thì có thể khẳng định đó là móng nông, còn ngược lại là móng sâu.

Móng sâu

Là các loại móng khi thi công không cần đào hố móng. Hoặc chỉ đào một phần rồi dùng thiết bị thi công để hạ móng đến độ sâu theo thiết kế.

Các loại móng sâu thường gặp như: Móng cọc khoan nhồi, móng giếng chìm hơi ép, móng giếng chìm, móng cọc (đóng, ép)…

chieu sau chon mong toi thieu mong sau - Chiều sâu chôn móng tối thiểu cho nhà ở là bao nhiêu?

Đây là loại móng được dùng cho các công trình có trọng tải lớn. Thường là từ nhà 8 tầng trở lên. Ngoài ra, móng sâu cũng được dùng cho các công trình chịu tải ngang lớn và lớp đất tốt nằm sâu dưới đất. Móng cọc được sử dụng thường xuyên nhất.

#4 Cách để xác định chiều sâu chôn móng tối thiểu

Như đã nói ở trên, móng nhà có vai trò rất quan trọng để đảm bảo khả năng chịu lực tác động từ công trình xây dựng. Độ sâu chôn móng ảnh hưởng đến khả năng chịu lực. Cũng như thời gian sử dụng khi công trình đi vào sử dụng. Có 4 cơ sở để làm căn cứ tính chiều sâu chôn móng là:

1.Điều kiện địa chất của công trình và điều kiện thủy văn vùng cần xây dựng. Tùy theo địa hình mà độ sâu chôn móng có thể nông hay sâu.

2.Dựa theo chiều sâu chôn móng tối thiểu của công trình nhà lân cận. Nếu công trình bên cạnh có móng nông thì bạn cần đảm bảo rằng. Sẽ không đào quá sâu để tránh ảnh hưởng đến công trình nhà bên cạnh nhé!

3.Các kết cấu móng đã sử dụng và phương án thi công móng. Các móng có thể chọn là móng cọc, móng bè,… Phương án thi công có thể là sử dụng biện pháp nào để gia cố cho móng thêm chắc chắn.

4.Dựa theo trị số và đặc trưng tải trọng tác dụng. Lên nền bao gồm số tầng và diện tích của ngôi nhà.

Chiều sâu chôn móng tối thiểu được tính từ đâu?

Tùy theo tính chất của từng loại công trình. Mà chiều sâu chôn móng được xác định khác nhau, cụ thể:

-Đối với những công trình có tải trọng nhỏ và vừa thì chiều sâu chôn móng. Có thể được đặt vào lớp đất số 2 hoặc đặt tại vị trí số 1 (LK1). Đã được bổ sung thêm lớp đệm, lớp đệm này được đặt vào lớp đất số 2.

-Đối với các công trình lớn, chiều sâu chôn móng. Có thể được đặt tại lớp đất số 2 nếu lớp này có khả năng chịu lực tốt. Hoặc có thể dùng móng cọc hạ vào lớp bên dưới tốt hơn để đảm bảo sự chắc chắn.

-Đối với các công trình nhỏ từ 3 tầng trở xuống chiều sâu chôn móng. Có thể được đặt tại vị trí LK1, có thể kết hợp với móng nông hoặc lớp đệm.

Lưu ý về chiều sâu chôn móng tối thiểu

1. Về chiều sâu chôn móng tối thiểu

  • Trước hết, đối với tất cả các trường hợp thì chiều sâu chôn móng. Cần đảm bảo rằng không nhỏ hơn 1 phần 5 chiều cao của công trình.
  • Chiều sâu chôn móng tối thiểu cho các công trình cần >= 0,5m.
  • Chiều sâu chôn móng được đặt vào lớp đất tốt, tối thiểu đạt 0,3m.

2. Độ sâu chôn móng của các công trình nói chung

Nên lưu ý rằng với tất cả các công trình thi công. Cần đảm bảo chiều sâu chôn móng đảm bảo các tiêu chí sau:

-Không nên lấy <0,5m so với đất cốt đất được quy hoạch thuộc khu vực lân cận. Đế móng nên được đặt vào độ sâu khoảng 10-50cm của lớp đất chịu lực tốt. Trong mọi trường hợp, độ sâu chôn móng không được phép nhỏ hơn 1/5 chiều cao của công trình.

chieu sau chon mong toi thieu 1 - Chiều sâu chôn móng tối thiểu cho nhà ở là bao nhiêu?

-Chú ý không được đặt sâu hơn và sát vào móng công trình lân cận. Trừ khi đã có các biện pháp kè cố, đảm bảo an toàn cho nền đất dưới móng công trình hiện có.

3.Chiều sâu chôn móng nhà cấp 4

Nền đất ao ruộng

Khi xây nhà cấp 4 trên nền đất yếu như đất ao, đất ruộng, đất san lấp… thì việc đầu tiên cần phải chọn được loại móng phù hợp. Việc làm móng xây nhà cấp 4 trên nền đất ao, đất ruộng cần phải có quy trình. Khảo sát về địa đất xem độ dày của lớp đất bùn yếu bên đưới là bao nhiêu.

Nếu lớp đất yếu bên dưới quá lớn. Thì phải sử dụng các loại cọc có chiều dài lớn để xử lý. Còn khi lớp đất yếu bên dưới có độ dày nhỏ. Thì bạn có thể sử dụng những loại vật liệu giá rẻ để xử lý. Các loại vật liệu giá rẻ dùng để gia cố xử lý nền đất yếu. Hiện nay thường sử dụng như: cọc cừ tràm, cừ bạch đàn, cọc tre…

Nền đất tốt

Xây nhà tại những vị trí mà bên dưới là lớp đất tốt rất đơn giản. Và tiết kiệm chi phí nhất. Chỉ cần sử dụng những loại móng nông móng chân vịt. Với thiết kế móng chân vịt trong nhà xây chèn. Hay bạn có thể xây móng nhà bằng đá hộc, móng băng, móng bè… Độ sâu của móng chỉ từ 0.5m – 1.5m. Bên dưới dải đá 3×4, 4×6 hoặc đá hộc. Bên trên tiến hành lắp đặt đà kiềng, đổ móng như theo thiết kế.

chieu sau chon mong nha cap 4 - Chiều sâu chôn móng tối thiểu cho nhà ở là bao nhiêu?

Móng băng sử dụng cho nhà cấp 4 với nền đất tốt

Để có một ngôi nhà hoàn hảo, tiện nghi và bền lâu với thời gian. Thì việc đảm bảo có một móng nhà đạt chuẩn là rất cần thiết. Việc tìm chiều sâu chôn móng tối thiểu cho công trình. Sẽ đảm bảo ngôi nhà chắc chắn và kiên cố nhất. Để tìm hiểu thêm các thông tin cần thiết khi muốn xây dựng nhà ở. Các bạn đừng bỏ lỡ các thông tin từ chúng tôi nhé!

Liên hệ với chúng tôi để tư vấn miễn phí

Công ty TNHH cơ khí Xây Dựng Tiến Thành

                     -72 Đường số 11-KDC Cityland Park Hills -P10-Gò Vấp-TP.HCM           

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *